Nguồn gốc Tam_quốc_chí

Nhị thập tứ sử
STTTên sáchTác giảSố quyển
1Sử kýTư Mã Thiên130
2Hán thưBan Cố100
3Hậu Hán thưPhạm Diệp120
4Tam quốc chíTrần Thọ65
5Tấn thưPhòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6Tống thưThẩm Ước100
7Nam Tề thưTiêu Tử Hiển59
8Lương thưDiêu Tư Liêm56
9Trần thưDiêu Tư Liêm36
10Ngụy thưNgụy Thâu114
11Bắc Tề thưLý Bách Dược50
12Chu thưLệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13Tùy thưNgụy Trưng
(chủ biên)
85
14Nam sửLý Diên Thọ80
15Bắc sửLý Diên Thọ100
16Cựu Đường thưLưu Hú
(chủ biên)
200
17Tân Đường thưÂu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18Cựu Ngũ Đại sửTiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19Tân Ngũ Đại sửÂu Dương Tu
(chủ biên)
74
20Tống sửThoát Thoát
(chủ biên)
496
21Liêu sửThoát Thoát
(chủ biên)
116
22Kim sửThoát Thoát
(chủ biên)
135
23Nguyên sửTống Liêm
(chủ biên)
210
24Minh sửTrương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
-Tân Nguyên sửKha Thiệu Văn
(chủ biên)
257
-Thanh sử cảoTriệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạn, Ngô thư của Vi Chiêu... để viết Tam quốc chí[1], thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền[2]. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.